16/06/2023

6 kinh nghiệm đặt vé tàu an toàn - giá rẻ cho người mới bắt đầu

6 kinh nghiệm đặt vé tàu an toàn - giá rẻ cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm đặt vé tàu trực tuyến và trực tiếp luôn là chủ đề được nhiều hành khách quan tâm với mong muốn tối ưu hóa chi phí di chuyển so với các phương tiện giao thông khác. Thế nhưng, làm thế nào để mua được vé chất lượng và chọn đúng đơn vị đặt vé phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn qua 6 kinh nghiệm đặt vé tàu an toàn - giá rẻ cho người mới bắt đầu, cùng theo dõi nhé!

1. Chọn phương thức đặt vé tàu online

Hiện nay, khách hàng có thể đặt vé tàu qua hai hình thức là trực tiếp (ví dụ như mua tại quầy) hoặc trực tuyến (mua qua website Đường sắt Việt Nam, ví điện tử,...).

Trong đó, nhiều người có kinh nghiệm đặt vé tàu thường lựa chọn phương thức kinh nghiệm đặt vé tàu online bởi nhiều ưu điểm như: thao tác dễ dàng, thanh toán ngay trên ứng dụng, chủ động đặt chỗ, nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn,... 

Đơn cử như tính năng đặt vé tàu online trên ví VNPAY được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện lợi, giao diện dễ thao tác cùng nhiều khuyến mại hấp dẫn. Tại đây, bạn không chỉ dễ dàng lựa chọn vé tàu theo ngày giờ mong muốn mà còn được hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ chăm sóc khách hàng, giải đáp “tất tần tật” thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. 

Đặt vé tàu trên ví VNPAY dễ dàng, nhanh chóng chỉ qua vài thao tác cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Đặt vé tàu trên ví VNPAY dễ dàng, nhanh chóng chỉ qua vài thao tác cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

2. Tham khảo thông tin hạng ghế trước khi mua 

Vé tàu được chia thành 3 phân loại phổ biến như: ghế ngồi cứng, ghế ngồi mềm và giường nằm. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết qua website của các đại lý bán vé thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, qua các đơn vị trung gian hoặc thông tin được tóm tắt dưới đây:

Ghế ngồi cứng: Đây là hạng ghế phổ biến và rẻ nhất trong các loại vé hiện nay. Khách hàng lựa chọn hạng vé này sẽ được sử dụng ghế loại cứng, phù hợp với những người di chuyển chặng ngắn (dưới 5 tiếng). Được biết, hạng ghế này có 2 lựa chọn là ghế cứng thường (NC) và ghế cứng điều hòa (NCL), có mức giá dao động từ 60.000 - 580.000 VND.

  • Ghế ngồi mềm: Khách hàng lựa chọn loại ghế này sẽ có 2 tùy chọn là ghế ngồi mềm (NM) và ghế ngồi mềm điều hòa (NML). Giá của loại ghế này sẽ cao hơn ghế ngồi cứng, dao động trong khoảng 90.000 - 850.000 VNĐ và phù hợp với những người di chuyển trong ngày. 
  • Giường nằm: Đây là hạng vé đắt nhất, có giá thành dao động từ 720.000 - 900.000 VND với hai lựa chọn là khoang 6 người (BNL) và khoang 4 người (ANL). Loại ghế này có đầy đủ các vật dụng như nệm, chăn, gối và khoang riêng, phù hợp với những người di chuyển đường dài (15 tiếng trở lên), ưu tiên sự thoải mái. 
Bạn nên tham khảo thông tin hạng ghế trước khi mua vé để tiết kiệm thời gian và chi phí
Bạn nên tham khảo thông tin hạng ghế trước khi mua vé để tiết kiệm thời gian và chi phí

3. Lên kế hoạch sớm cho chuyến đi 

Trước khi đặt vé tàu, bạn nên lên kế hoạch cho chuyến đi trước khoảng từ 1 - 2 tháng để hạn chế tình trạng khan hoặc hết vé vào các dịp cao điểm như Lễ, Tết,... hoặc hết các hạng vé như mong muốn, gây ảnh hưởng đến lịch trình chuyến đi. 

Bạn nên lên kế hoạch mua vé tàu trước 1 - 2 tháng để hạn chế tình trạng hết vé hoặc mua vé với giá đắt đỏ
Bạn nên lên kế hoạch mua vé tàu trước 1 - 2 tháng để hạn chế tình trạng hết vé hoặc mua vé với giá đắt đỏ

4. So sánh - đối chiếu mức ưu đãi giữa nhiều đơn vị

Bạn nên tham khảo chương trình ưu đãi, khuyến mại của nhiều đơn vị bán vé tàu hỏa khác nhau, sau đó so sánh và đối chiếu mức giá trên cùng một lộ trình để tìm ra nơi bán rẻ nhất sau khi đã áp dụng ưu đãi. Cụ thể, bạn có thể truy cập vào website, liên hệ hotline của các bên bán vé hoặc tham khảo ý kiến của người quen đã từng sử dụng qua dịch vụ này. 

5. Hạn chế mua vé tàu vào thời gian cao điểm 

Vé tàu thường khan hiếm và rất nhanh “cháy vé” vào những dịp cao điểm như:

  • Tết Nguyên Đán: Thường diễn ra vào tháng 1 hoặc 2 dương lịch. 
  • Mùa du lịch: Thường rơi vào thời điểm từ tháng 5 - 7 dương lịch.  
  • Các dịp lễ lớn trong năm: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày 30/4,...
  • Cuối tuần: Thứ 7 hoặc chủ nhật.

Bạn nên hạn chế mua vé sát những thời điểm này. Thay vào đó, bạn nên đặt trước tối thiểu 2 tuần đến 1 tháng và theo dõi thông tin do Đường sắt Việt Nam gửi về tin nhắn điện thoại thường xuyên, tránh tình trạng tàu xảy ra sự cố, hủy lịch trình hoặc lùi lịch trình.

Bạn nên đặt vé vào đầu tuần hoặc sau khoảng 1 tuần của các sự kiện cao điểm để mua được vé giá rẻ
Bạn nên đặt vé vào đầu tuần hoặc sau khoảng 1 tuần của các sự kiện cao điểm để mua được vé giá rẻ

6. Cập nhật thông tin khuyến mại của các đơn vị bán vé 

Hành khách nên thường xuyên theo dõi tin tức từ các website, fanpage Đường sắt Việt Nam, các đại lý bán vé ủy quyền hoặc những hội nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội để biết được số lượng chuyến cũng như các ưu đãi đang được diễn ra. Bạn có thể ấn “follow”, xem trước fanpage của các đại lý bán vé hoặc tải xuống ứng dụng đặt vé tàu online để nhận được thông báo sớm nhất về các chương trình này. 

Như vậy, bài viết đã “mách” bạn 6 kinh nghiệm đặt vé tàu an toàn - giá rẻ cho người mới bắt đầu. Hy vọng bạn sẽ “săn” vé thành công để tiết kiệm tối đa chi phí cho những chuyến du hành thú vị qua phương tiện này.