Trang chủ Blog Di chuyển Đi tàu phải ra ga trước bao lâu để tránh trễ tàu, trễ chuyến?

16/12/2024

Đi tàu phải ra ga trước bao lâu để tránh trễ tàu, trễ chuyến?

Đi tàu phải ra ga trước bao lâu để tránh trễ tàu, trễ chuyến?

Đi tàu phải ra ga trước bao lâu để tránh bị trễ tàu, trễ chuyến? Trong bài viết này, ví VNPAY sẽ chỉ ra hành khách cần đến ga trước giờ khởi hành bao nhiêu lâu và chia sẻ một số lưu ý để có một hành trình thuận lợi.

1. Đi tàu phải ra ga trước bao lâu?

Đi tàu phải ra ga trước bao lâu? Khi di chuyển bằng tàu hỏa, hành khách cần đến ga tối thiểu 30 phút trước giờ khởi hành để hoàn thành các thủ tục như in vé, kiểm tra vé và di chuyển lên tàu khi tàu hoả đến. Đặc biệt, vào những dịp cao điểm như lễ, Tết... thì hành khách khách càng cần phải đến sớm để tránh các tình huống không mong muốn.

Hành khách có thể tham khảo một số hướng dẫn từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:

Trước khi khởi hành, hãy kiểm tra kỹ vé điện tử. Nếu cần sự trợ giúp từ nhân viên đường sắt, hãy đến ga ít nhất 1 giờ trước giờ tàu chạy. Đặc biệt, trong các dịp lễ Tết, nên đến sớm hơn do lượng hành khách tăng cao.

Khi trực tiếp đến ga mua vé:

  • Đối với vé tàu Thống nhất, hãy đến ga ít nhất 4 giờ trước giờ khởi hành.
  • Đối với vé tàu Khu đoạn, cần có mặt trước 2 giờ.

Khi mua vé điện tử:

  • Hành khách đã đặt chỗ và thanh toán trực tuyến nên đến ga trước 30 phút để nhận vé giấy.

Hiện nay, hành khách khi đặt vé tàu trên ví VNPAY có thể truy cập lịch sử đặt vé, chọn “Xem vé điện tử”, ứng dụng sẽ hiển thị mã vé điện tử. Hành khách chỉ cần sử dụng mã vé này để lên tàu mà không cần phải in vé giấy như trước. Tuy nhiên, hành khách vẫn cần đảm bảo đến ga trước ít nhất 30 phút.

đi tàu phải ra ga trước bao lâu
Hành khách có thể xem và sử dụng vé điện tử ngay trên ví VNPAY

2. Nếu trễ tàu thì phải làm sao? Có được hoàn vé không?

Theo Điều 23 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia về cách thức giải quyết trường hợp hành khách bị nhỡ tàu hỏa như sau:

Trường hợp 1: Hành khách bị nhỡ tàu không do lỗi của doanh nghiệp

Hành khách bị nhỡ tàu không do lỗi của doanh nghiệp thì vé không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp quy định cụ thể các trường hợp nhỡ tàu do nguyên nhân khách quan và các biện pháp giải quyết để hỗ trợ hành khách.

Trường hợp 2: Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp

Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:

a) Đại diện của doanh nghiệp xác nhận bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí loại chỗ có hạng thấp hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tiền chênh lệch giữa tiền ghi trên vé của hành khách và tiền của loại chỗ thực tế trên tàu mà doanh nghiệp bố trí cho hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí chỗ có hạng cao hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì hành khách không phải trả thêm tiền;

b) Hành khách có quyền yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần;

c) Trường hợp hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, doanh nghiệp phải trả toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường);

d) Doanh nghiệp quy định việc hỗ trợ hành khách như ăn, uống, ngủ, nghỉ trong thời gian hành khách chờ đi tàu.”

Như vậy, với trường hợp hành khách trễ tàu không do lỗi của doanh nghiệp thì vé sẽ hết giá trị sử dụng và không được hoàn vé.

3. Một số lưu ý giúp bạn tránh trễ tàu

3.1 Đảm bảo mang theo giấy tờ cá nhân

Trước khi đến ga tàu, hành khách hãy chắc chắn rằng đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để lên tàu như căn cước công dân/ bằng lái xe/ hộ chiếu… Khi không có giấy tờ cá nhân thì hành khách không được lên tàu.

Một mẹo nhỏ cho hành khách là nếu không đem theo giấy tờ thì có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) mức độ 2 để làm thủ tục lên tàu.

đi tàu phải ra ga trước bao lâu
Đảm bảo mang theo giấy tờ cá nhân phù hợp để thực hiện thủ tục lên tàu

3.2 Dự tính quãng đường di chuyển và có thời gian dự phòng rủi ro

Hành khách nên ước tính thời gian di chuyển từ địa điểm của mình tới ga tàu và thêm một khoảng thời gian dự phòng để phòng trường hợp có sự cố phát sinh.Khoảng thời gian dự phòng này sẽ giúp bạn ứng phó với các tình huống bất ngờ như tắc đường hoặc quên hành lý, giấy tờ ở nhà.

3.3 Kiểm tra đầy đủ hành lý trước khi xuất phát đến ga

Trước khi tới ga, hãy kiểm tra lại hành lý để đảm bảo không quên bất cứ thứ gì quan trọng. Bạn có thể lên một danh sách những vật dụng không thể thiếu và kiểm tra trước khi rời khỏi nhà.

Hy vọng với bài viết giải đáp câu hỏi “Đi tàu phải ra ga trước bao lâu?” của ví VNPAY, hành khách sẽ nắm được thời gian cần thiết ra ga tàu để tránh trễ chuyến cùng những lưu ý quan trọng khác. Đừng quên mang theo đủ giấy tờ cá nhân cùng hành lý quan trọng để chuyến đi thật suôn sẻ nhé!